DỊCH VỤ BẢO TRÌ, SỮA CHỮA MÁY LẠNH

Là công ty điện lạnh được thành lập năm 2001, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện lạnh, để tồn tại cho đến ngày hôm nay công ty điện lạnh Đại Ân đã không ngừng lắng nghe những ý kiến đóng góp chân tình từ quý khách, chúng tôi đã không ngừng cải thiện dịch vụ để dịch vụ ngày càng một tốt hơn. Để khách hàng yên tâm với lần đầu sử dụng dịch vụ bảo trì máy lạnh tại công ty điện lạnh Đại Ân chúng tôi xin cam kết với quý khách hàng về một dịch vụ uy tín – trung thực

Lí do bạn nên bảo trì máy lạnh theo định kỳ

  • Tăng tuổi thọ máy lạnh: Máy lạnh sẽ được kiểm tra và lau chùi thường xuyên sẽ luôn có trạng thái sử dụng tốt nhất, hoạt động cực kỳ hiệu quả với năng suất cao nhất
  • Tiết kiệm điện năng: Vệ sinh máy lạnh sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, giảm sự hao phí điện năng, làm tiết kiệm điện năng.
  • Tiết kiệm chi phí bảo hành máy: Đồng thời, việc bảo dưỡng máy thường xuyên sẽ giúp cho máy lạnh luôn được làm sạch, thay mới các linh kiện cũ, có trạng thái hoạt động tốt nhất. Điều này giúp giảm bớt phần nào chi phí bảo dưỡng máy lạnh.
  • Giúp không khí trong lành: Trong quá trình lọc khí, sẽ có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn bám trên dàn lạnh máy. Bảo trì máy lạnh thường xuyên giúp làm sạch hệ thống lọc khí, đem đến luồng không khí trong lành hơn.


Đại Ân đơn vị chuyên sửa chữa máy lạnh, bảo trì máy lạnh, vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp, uy tín tại TPHCM. Khi bạn cần sửa chữa, bảo trì máy lạnh hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

DỊCH VỤ BẢO TRÌ, SỮA CHỮA CHILLER

Hệ thống lạnh Chiller là hệ thống lạnh công nghiệp được dùng lắp ở các tòa nhà, công ty, xí nghiệp… Hệ thống xài máy nén 2 cấp được giải nhiệt bằng nước nên việc bảo trì hệ thống lạnh chiller rất được chú trọng bỏi hệ thống lạnh này rất đắt tiền nếu để lâu này không vệ sinh định kỳ sẽ dẫn đến những hư hỏng đáng tiếc. Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Đại Ân xin giới thiệu đến quý khách dịch vụ vệ sinh bảo trì hệ thống lạnh Chiller chuyên nghiệp, nhanh chóng, gọn gàng.

Quy trình bảo trì hệ thống lạnh chiller

Bảo trì bloc (máy nén)
  • bloc nếu chạy 6h/ ngày thì 6 tháng phải thay dầu 1 lần,còn bloc nếu chạy 8h trở lên trong 1 ngày thì 12 tháng thay dầu 1 lần ( thay dầu theo quy định của nhà sản xuất)
Bảo trì bầu lạnh
  • sử dụng loại dung dịch chuyên dụng để bảo dưỡng
  • khi sử dụng dung dịch để bảo dưỡng cần lưu ý :pha dung dịch theo tỉ lệ cho phép không nên pha quá đặc hoặc quý loãng, khi xả dung dịch ra khỏi bầu lạnh cần phải cho nước vào bầu lạnh cháng nhiều lần sao cho sạch dung dịch trong bầu lạnh (nếu không sạch dung dịch trong bầu lạnh thì máy chạy 1 thời gian sẽ bị dung dịch ăn mòn dàn lạnh ,gây ra thủng dàn lạnh )
Bảo trì bầu nóng
  • cũng giống bảo dưỡng bầu lạnh
Bảo dưỡng dàn nóng tỏa nhiệt bằng gió
  • dùng máy rửa chuyên dụng xịt ,rửa dàn nóng.(chú ý :không nên để áp quá cao hoặt quá thấp )
  • bảo dưỡng quạt gió , tra dầu mỡ ,kiểm tra bi
Bảo dưỡng bơm nóng , lạnh
  • tra dầu mỡ
  • kiểm tra bi, bạc
  • kiểm tra độ hút, đẩy của bơm
  • kiểm tra mát điện ra vỏ

Những vấn đề mà hệ thống lạnh Chiller bạn đang gặp phải

  • Hệ thống máy lạnh công nghiệp, chiller đang báo lỗi áp suất cao, áp suất thấp. Hệ thống điều khiển thỉnh thoảng gặp trục trặc, máy nén không tự khởi động được,… khiến cho bạn lo lắng và bổi rối chưa biết xử lý như thế nào???
  • Bạn hao phí tiền điện thêm hơn 30% do bình ngưng giải nhiệt kém, thời gian làm lạnh kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Bạn bàng quang với việc xử lý hệ thống nước cấp cho chiller dẫn đến mảng bám cáu cặn, rong rêu,… một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hỏng hóc cho chiller, tháp giải nhiệt.
  • Lưu lượng nước cấp cho chiller không ổn định, báo lỗi liên tục khiến bạn mất hàng nghìn đô cho mỗi lần sửa chữa…
  • Và còn rất nhiều vấn đề khác khiến bạn đau đầu và mệt mỏi

Quy trình trong quá trình bảo trì hệ thống lạnh Chiller

  • Bảo trì thiết bị ngưng tụ: Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị. 3 Tháng Vệ Sinh 1 Lần (với đa số bình ngưng ống Chùm của Chiller)
  • Bảo trì máy nén: Cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn. Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy
  • Bảo trì tháp giải nhiệt: Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Bảo trì hệ thống lạnh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình ngưng.
  • Bảo trì thiết bị bay hơi: Bình bay hơi ít xảy ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. Vì vậy đối với bình bay hơi cần lưu ý thường xuyên xả dầu tồn động bên trong bình. Trường hợp sử dụng làm lạnh nước, có thể xảy ra tình trạng bám bẩn bên trong theo hướng đường nước, do đó cũng cần phải vệ sinh, xả cặn trong trường hợp đó.
  • Bảo trì bơm: Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo trì hệ thống lạnh chiller của chúng cũng tương tự nhau.
  • Vệ sinh quạt: Kiểm tra độ ồn, độ dung thất thường, kiểm tra độ căng dây đai, hiệu trỉnh và thay thế…
  • Bão trì định kì: Kiểm tra hiệu điện thế của nguồn điện, Kiểm tra hoạt động của các máy bơm nước…
Dịch vụ vệ sinh bảo trì hệ thống lạnh Chiller chuyên nghiệp, nhanh chóng vừa được Đại Ân giới thiệu trong bài viết, hy vọng có thể là sự lựa chọn ưu tiên của bạn trong dịch vụ bảo trì hệ thống lạnh Chiller. Ngoài ra, Đại Ân có thể hỗ trợ bạn trong tất cả các dịch vụ bảo vệ điện lạnh, bảo trì máy lạnh công nghiệp tiện lợi và tiết kiệm nhất.

DỊCH VỤ BẢO TRÌ, SỮA CHỮA THÁP GIẢI NHIỆT

Tháp giải nhiệt là thiết bị có nhiệm vụ làm mát nước để hạ nhiệt cho các thiết bị và máy móc trong các nhà xưởng. Và trong quá trình sử dụng, thiết bị này cũng có khả năng phát sinh ra những sự cố không mong muốn. Chình vì vậy, người dùng nên thường xuyên có các biện pháp kiểm tra định kì và bảo trì, bảo dưỡng tháp. Vậy việc bảo dưỡng tháp giải nhiệt Cooling Tower cần được thực hiện như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý về quy trình chuẩn của các bước bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống tháp giải nhiệt. Hy vọng nhờ những kiến thức này mà quý khách sẽ có những phương pháp bảo quản và sử dụng thiết bị đúng cách, giúp tháp làm mát nước và duy trì khả năng thể hoạt động ổn định, bền bỉ và cho hiệu quả làm việc cao nhất.

Phương thức và thời điểm bảo dưỡng

Thông thường, các đơn vị sử dụng tháp giải nhiệt Cooling Tower mỗi tháng người dùng cần có biện pháp phải thay đổi lưu lượng nước tuần hoàn một lần, hoặc khi nước có hiện tượng bị đục. Đồng thời, các doanh nghiệp cần vệ sinh và cọ rửa đế bồn chứa nước nóng và nước lạnh thường xuyên để đảm bảo sẽ không còn chất bẩn làm ảnh hưởng đến hiệu suất giải nhiệt của tháp. Việc thay đổi lưu lượng nước tuần hoàn cần căn cứ vào nồng độ của lượng nước để quyết định. Bên cạnh đó nếu mùa đông cần phải thoát nước tuần hoàn ra ngoài để tránh tình trạng nước bị đông cứng và gây vỡ ống dẫn nước.

Quy trình bảo dưỡng Cooling Tower

Đầu tiên, bạn cần tắt máy bơm để bắt đầu chu trình bảo dưỡng cho tháp làm mát nước. Quy trình chuẩn bao gồm các công việc sau:

Tẩy cáu cặn trong tháp giải nhiệt

Vì tháp hạ nhiệt tuần hoàn hở nên sau một thời gian sử dụng, có nhiều loại bụi bẩn, rác vụn có thể lọt vào trong tháp. Nên tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt phải là những nguồn không chứa tạp chất và cặn bẩn để tránh gây han gỉ và hỏng hóc cho các linh kiện trong tháp hạ nhiệt. Do đó, chúng ta cần thực hiện vệ sinh tháp giải nhiệt theo định kỳ. Người làm nhiệm vụ vệ sinh, bảo trì tháp giải nhiệt công nghiệp cần giữ lại một lượng nước nhất định trong tháp để hòa một lượng hóa chất vừa phải đủ để tẩy sạch cáu cặn trong hệ thống tuần hoàn. Người vệ sinh nên thực hiện đổ hóa chất tẩy rửa cẩn thận và lựa chọn loại hóa chất có nồng độ phù hợp để tránh gây nguy hại cho tháp và sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó, khi đổ hóa chất tẩy rửa cáu cặn tháp hạ nhiệt, người dùng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động để tránh bị bỏng hóa chất. Sau đó, chúng ta bắt đầu mở các van trên tháp và đường ống, bật bơm nước để hóa chất chạy tuần hoàn giúp đánh tan các cáu cặn canxi, magie và bụi bẩn trên đường ống.

Xả hóa chất

Sau một thời gian chạy hóa chất tuần hoàn, kỹ thuật viên thực hiện xả chất tẩy rửa ra khỏi hệ thống. Trước tiên, bạn cần phải sử dụng hóa chất trung hòa cho nguồn nước để tránh làm ảnh hưởng tới môi trường. Sau đó, người dùng cần thực hiện thử độ PH trong nước bằng quỳ tím, nếu đạt trung tính (hết hóa chất) trên tháp giải nhiệt nước là đạt yêu cầu.

Vệ sinh các ống phân phối nước

Bạn cần tháo rời các tấm, ống phân nước để xịt rửa vệ sinh sạch hết rong rêu và cặn bám canxi để tháp luôn cho hiệu suất làm việc tốt. Sau khi vệ sinh hệ thống đường ống xong thì kỹ thuật viên cần lắp lại các ống chia nước vào tháp như ban đầu theo đúng kỹ thuật.

Kiểm tra dầu bôi trơn

Thông thường, sau khoảng 6 tháng vận hành liên tục hoặc khi tháp giải nhiệt Cooling Tower đã làm việc được khoảng 3000 giờ, người dùng cần phải thay dầu một lần cho thiết bị. Ngoài ra, hàng tháng bạn cũng nên kiểm tra mức dầu trong tháp xem có bị hao hụt không, nếu dầu ở mức thấp thì cần phải bổ sung thêm. Khi bảo dưỡng cho thiết bị, chúng ta cũng cần kiểm tra xem dầu có bị cô đặc hoặc đóng bánh không, nếu xảy ra hiện tượng này thì cần phải dừng máy và thay dầu ngay.

Kiểm tra hệ thống điện

Người làm nhiệm vụ bảo trì tháp Cooling Tower cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện cấp cho máy bơm, khởi động từ, aptomat, độ cách điện mô tơ quạt, máy bơm, cùng các thiết bị điều khiển và cảm biến nhiệt độ nếu có.

Vệ sinh các thiết bị, vỏ máy

Bạn cũng nên kiểm tra hoạt động của cánh quạt hút gió, vệ sinh cánh quạt, lưới bảo vệ, thân tháp và vỏ tháp. Đồng thời, người dùng nên duy trì hoạt động kiểm tra ốc vít, hộp giảm tốc xem có bị lỏng không, nếu có thì thực hiện siết lại là được. Sau khi vệ sinh bạn cần kiểm tra lại, nếu tháp đã sạch bong, không còn rêu mốc và không còn bụi bẩn là đạt yêu cầu.

Chạy thử nghiệm hệ thống

Các doanh nghiệp sau khi bảo dưỡng tháp hạ nhiệt nước cần tiến hành châm nước vào hệ thống, mở và điều chỉnh các van nước theo yêu cầu kỹ thuật rồi chạy thử nghiệm thiết bị xem có hoạt động ổn định hay không, trong trường hợp có tiếng kêu, rung lắc thì cần điều chỉnh, xiết ốc, chỉnh tăng đơ,… cho phù hợp. Đồng thời, nếu nhiệt độ nước vào và nước ra của tháp ổn định như cũ là đạt yêu cầu.

Trên đây là những kiến thức cần biết về quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt Cooling tower mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp quý khách hàng bảo dưỡng thiết bị giải nhiệt đúng cách và an toàn. Nếu cần giải đáp thêm bất kỳ vấn đề gì thì vui lòng liên hệ theo số hotline 028 35122445 để được nhân viên Đại Ân của chúng tôi giải đáp.

Thiết bị bơm trong lĩnh vực ĐHKK

DỊCH VỤ BẢO TRÌ, SỮA CHỮA HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ

Ngoài cung cấp Hệ thống máy nén khí trục vít và máy nén khí cao áp chuyên dụng như: Thổi chai PET, tăng áp khí Nito, Oxy lên đén 350bar, phụ tùng chính hãng và phụ tùng thay thế cho hệ thống máy nén khí, hệ thống máy sấy khí, hệ thống máy tạo khí Oxy, Tạo khí Nito, hệ thống lọc khí nén, thủy lực với chất lượng cao. Chúng tôi còn cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy nén khí, máy nén khí công nghiệp. Với kinh nghiệm trên 15 năm cung cấp máy nén khí cho thị trường cả nước, Đại Ân cam kết chất lượng dịch vụ sửa chữa làm hài lòng quý vị. Sửa đúng vấn đề, tối ưu chi phí sửa chữa, luôn lấy chữ tín làm trọng. Bên cạnh việc sửa chữa, chúng tôi còn tư vấn cho Quý Khách cách vận hành đúng quy trình cho kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cho máy nén khí.

Máy nén khí là một loại máy công nghiệp được sử dụng rất nhiều và rộng rãi trong các công việc ngày nay. Chúng ta có thể thấy máy nén khí xuất hiện ở mọi nơi và được ứng dụng trong rất nhiều công việc như các gara, cửa hàng sửa chữa xe cộ, các công trình xây dựng, các công việc cơ khí hay những phạm vi rộng lớn mang tính chất công nghiệp hơn như các hệ thống khí nén công nghiệp, hệ thống tự động sử dụng điều khiển bằng khí nén…. Chính vì nhu cầu sử dụng và thị trường rộng lớn như vậy nên đã rất nhiều thương hiệu máy nén khi ra đời, có thể kể đến như máy nén khí Puma, máy nén khí puny, máy nén khí Pony, Jucai, ABAC, máy nén khí Fusheng …. Trong các thương hiệu đó có thương hiệu chất lượng rất tốt và cũng có thương hiệu sử dụng không bền nhưng giá thành lại rẻ hơn. Nhưng cho dù có sử dụng thương hiệu nào cũng cần phải có quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí định kỳ và đúng kỹ thuật để đảm bảo máy sử dụng tốt nhất và an toàn nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu đến Quý khách hàng Quy trình bảo dưỡng máy nén khí đúng kỹ thuật nhất.

A. BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ HÀNG NGÀY.

Hàng ngày, trong quá trình sử dụng cần thường xuyên kiểm tra các vấn đề dưới đây để đảm bảo máy nén khí của bạn không bị lỗi khi đang hoạt động hoặc không có sự cố đang tiếc nào sảy ra.
1. Khi máy chạy cần kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường.
2. Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu.
3. Xả van đáy bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng mỗi lần phụ thuộc vào độ ẩm của không khí. Vì nguyên tắc của máy nén khí là hút khí từ không khí và nén vào bình nên nếu trong không khí có độ ấm lớn thì lượng nước động trong bình nén sẽ lớn và cần xả van dáy của bình chứa khí nén để xả nước ra ngoài.

B. BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ THEO TUẦN

Dù dã bảo dưỡng theo ngày nhưng nếu do điều kiện công việc quá bận dộn khiến bạn không thể tiến hàng các hoạt động bảo dưỡng máy nén khí hàng ngày thì ta cần có kế hoạch bảo dướng máy nén khí theo tuần với các bước cần làm dưới đây.
1. Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt.
2. Làm sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị carbon hoá các linh kiện van bên trong.
3. Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.

C. BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ THEO THÁNG.

1. Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết.
2. Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí. Kiểm tra các van xả và dây van nối giữa các piston và từ đầu nén xuống bình chứa khí xem có bị thủng hay dập vỡ hay hoen rỉ làm thủng không. Điều này sẽ gây thất thoát khí nén trong quá trình làm việc.
3. Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần. Nếu dây đai quá trùng cần điều chỉnh đầu nén hoặc động ra xa hơn hoặc thay thế dây đai mới.

D. BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ THEO QUÝ

1. Thay dầu định kì 3 tháng 1 lần.
2. Kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy.
3. Kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết.
4. Kiểm tra chế độ không tải của máy.

Chú ý các vấn đề sau :

1. Sử dụng nhớt bôi trơn loại SAE 20 vào mùa đông, SAE 30 vào mùa hè. Nếu sử dụng nhớt hợp lý thì tốc độ (vòng/ phút) của máy sẽ đạt được như mong muốn, nằm trong tốc độ giới hạn.
2. Duy trì mức dầu luôn nằm ở giữa giới hạn và giới hạn dưới của kính thăm dầu.
3. Trước khi thay dầu cần ngừng hoạt động của máy 15 – 20 phút .
4. Không được đổ dầu cao hơn giới hạn trên và không được vận hành máy khi dầu dưới giới hạn dưới.
5. Thay dầu vào 100 giờ làm việc đầu tiên và 1000 giờ cho các lần tiếp theo hoặc theo quy định. Có thể thay sớm hơn thông thường trong điều kiện thông thoáng và ẩm ướt không tốt.

Thiết bị máy sấy khí của hệ thống nén khí

Các vấn đề về bảo dưỡng hệ thống khí nén thường được nêu cụ thể trong tài liệu của hệ thống, được nhà sản xuất cung cấp.

Sau đây Đại Ân xin giới thiệu một số quy tắc và chế độ bảo dưỡng hệ thống khí nén theo quy định chung:

  • Kiểm tra bộ lọc khí và thiết bị xử lý khí nén, xả nước ngưng tụ và chất bẩn đúng quy cách; điều chỉnh bộ bôi trơn khí nén (nếu có sử dụng).
  • Trao đổi với người vận hành để biết về tình trạng hoạt động của hệ thống khí nén, có điểu gì bất thường xảy ra không?
  • Kiểm tra sự rò rỉ ở các bộ phận, các đường ống dẫn khí; lưu ý việc các đường ống dẫn khí có bị gấp khúc hay bị các hư hỏng vật lý khác hay không?
  • Kiểm tra tình trạng mài mòn, bụi bẩn ở các bộ phận phát tín hiệu
  • Kiểm tra các ống lót trong xi lanh và kiểm tra các bệ lắp xi lanh.

1. Kế hoạch bảo dưỡng hệ thống khí nén:
Hằng ngày:

  • Xả chất ngưng tụ từ bộ lọc nếu không khí môi trường có độ ẩm cao và hệ thống không dùng bộ phận xả tự động. Nguyên tắc phổ biến là khi bình chứa không khí nén có dung tích lớn thì phải lăp bộ tách nước có bộ phận xả tự động.
  • Kiểm tra mực dầu trong bộ bôi trơn trong không khí nén (nếu có) và kiểm tra việc định lượng dầu.

Hằng tuần:

  • Kiểm tra các bộ phận phát tín hiệu.
  • Kiểm tra đồng hồ áp suất của các bộ điều tiết áp suất.
  • Kiểm tra hoạt động của bộ phận bôi trơn.

Mỗi 3 tháng:

  • Kiểm tra các vòng đệm kín ở các chỗ nối có bị rò rỉ hay không?. Nếu cần thiết có thể siết chặt lại các chỗ nối.
  • Thay các đường ống khí nén nối với các bộ phận chuyển động.
  • Kiểm tra sự rò rỉ ở các cổng thoát khí của các van.
  • Làm sạch các ống lọc trong bộ lọc khí. Dùng nước xà phòng để rửa sạch (không dùng các loai dung môi), sau đó dùng khí nén để thổi khô (thổi theo chiều ngược lại với chiều lưu thông khí làm việc).

Mỗi 6 tháng:

  • Kiểm tra sự mài mòn của ống lót thanh truyền trong xy lanh và thay thế nếu cần thiết.
  • Thay thế các vòng gợt dầu và các vòng đệm kín trên piston.

Máy sấy khí là một bộ phận được sử dụng trong hệ thống khí nén nhằm mục đích loại bỏ hầu hết các bụi bẩn, hơi nước, hoặc dầu có trong khoang khí nén. Vì vậy trong quá trình hoạt động bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng máy sấy khí thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động đạt hiệu quả cao.

Yêu cầu khảo sát – Báo giá!

Chúng tôi luôn đổi mới và cải tiến môi trường làm việc, đào tạo và nâng cấp chuyên môn, nghiệp vụ để phát huy tối đa sự sáng tạo & khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên, nhằm mang lại những giải pháp phục vụ tối ưu nhất cho quý khách hàng.