Khí nén: khí nén là không khí được nén lại dưới áp suất cao hơn áp suất ở môi trường bên ngoài (áp suất khí quyển). Khí nén là 1 năng lượng rất quan trong quá trình hoạt động và sản xuất của cách ngành công nghiệp. Khí nén được ứng dụng cho các thiết bị và công dụng cụ như, búa khí, khoan, cắt dập, phun sơn, băng truyền, lĩnh vực tự động hóa, khí nén còn được trong các thiết bị pham hảm của các phương tiện vận chuyển, nó hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó khí nén được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, cứu hỏa – cứu hộ, và các lĩnh vực làm trong các môi trường thiếu dưỡng khí và nguy hiểm

Máy nén khí là một thiết bị chuyển đổi năng lượng (động cơ điện, động cơ diesel hoặc xăng) thành năng lượng khí được lưu trữ với áp suất cao (tức là khí nén). Nguyên lý hoạt động của máy nén là máy hút không khí ở môi trường bên ngoài bơm vào trong bình chứa khí và tăng áp lực bên trong bình chứa. Khi áp suất bình chứa đạt đến giới hạn cài đặt thì máy nén ngừng hoạt động hoặc chạy không tải. Sau đó khí nén được lưu trữ trong bình chứa khí cho đến khi năng lượng khí nén được sử dụng thải ra ngoài thì không khí trong bình được giải phóng và áp suất trong bình sẽ giảm xuống đến giới hạn thấp đã được cài đặt thì máy nén sẽ tự động khởi động lại hoặc chuyển từ hoạt động không tải sang hoạt động có tải như vậy không khí sẽ được bơm vào bình chứa tăng áp trở lại. Chu trình hoạt động này sẽ lặp đi lặp lại theo nhu cầu sử dụng

Máy nén khí piston: Máy nén piston hoạt động theo nguyên lý hút và nén không khí thông qua sự chuyển động liên tục của piston trong buồng kín (cylinder). Máy sử dụng van 1 chiều để hút khí vào buổng kín (cylinder) và đẩy khí ra khỏi buồng kín (cylinder) theo hành trình di chuyển lên xuống của piston. Khi hành trình piston đi xuống thì khí sẽ được hút vào bên trong buồng kín (cylinder), khi piston chuyển hành trình piston chiều đi lên thì không khí sẽ bị nén ra bên ngoài. máy nén 1 cấp thông thường công suất khoảng 5HP, máy nén 2 cấp công suất thường từ 5-30HP. máy nén piston 2 cấp hoạt động hiệu quả & áp suất cao hơn máy nén piston 1 cấp.
Máy nén khí trục vít là loại máy nén khí, nén hơi, sử dụng cơ cấu trục vít chuyển động quay tốc độ cao. Quá trình nén khí là sự chuyển động của trục vít quay liên tục. Máy được sử dụng để thay thế máy nén khí piston, máy cho ra lưu lượng khí nén lớn và áp suất cao, máy được sử dụng trong cách ngành công nghiệp, sản xuất đòi hỏi lượng khí nén lớn

Cơ cấu đầu nén máy nén trục vít là máy sử dụng 2 trục xoắn được gọi là trục vít để nén khí. Với máy nén khí không dầu 2 trục vít trục chính và trục phụ được liên kết và truyển động với nhau bởi các bánh răng một cách chính xác. Đối với máy nén trục vít có dầu thì 2 trục vít được ngập trong dầu, dầu có tác dụng bôi trơn, giải nhiệt và là cầu nối truyền năng lượng cơ học giữa trục vít truyển động và trục vít được truyền động trong đầu nén. Không khí được hút vào phía sau của trục vít khi trục vít hoạt động và di chuyển theo các khoảng hở của 2 trục vít và không khí được nén lại và nén ra ngoài ở điểm cuối của 2 trục vít

Hiệu suất làm hoạt động của đầu nén phụ thuộc vào độ chính xác giữa các trục vít với nhau và giữa các trục vít với lòng (cylinder) của đầu nén. Vì các trục vít quay với tốc độ cao nên độ kín của đầu nén sẽ tăng hiệu quả hoạt động của đầu nén khí. 2 trục vít đầu nén máy nén trục vít được chế tạo với cấu tạo khác nhau, trục vít chính có các gờ lồi được nối với các rảnh lõm của trục vít phụ. Thông thường các gờ lồi của trục vít chính ít hơn trục vít phụ, do đó nó có tốc độ quay nhanh hơn

Công suất của máy nén khí trục vít thường được tính theo Kilo watt (Kw), mã lực (HP), lưu lượng (m3/phút) và áp lực làm việc (Bar/kgf/cm3/PSI.). Máy nén khí trục vít thường có công suất từ 5 – 500HP, và có thể cho ra lưu lượng khí 2500 m3/h. Trong lĩnh vực khí nén mặt dùng máy nén trục vít hoạt động với áp suất làm việc cao nhưng áp suất làm việc của máy nén trục vít thường là 8.5kgf/cm2.
Máy nén trục vít hoạt động êm ái, độ rung thấp nên đơn giản trong việc lắp đặt, nhưng theo tiêu chuẩn lắp đặt máy nén trục vít nên gắn cao su giảm chấn bên dưới chân máy để máy hoạt động êm ái hơn, đặt biệt là khi máy hoạt động ở cường độ cao

Máy nén khí trục vít thường được sử dụng cung cấp khí nén cho các ngành công nghiệp lớn. Máy được sử dụng trong các nhà máy đòi hỏi lượng cung cấp khí nén phải liên tục. Ngoài các máy hoạt động cố định, máy nén khí trục vít còn có máy nén khí di động sử dụng động cơ diesel. Các máy nén di động này thường được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, khoan khai thác, phun cát, và thường được nhìn thấy trong lĩnh vực xây dựng cầu đường trên toàn thế giới.

“Máy nén khí không dầu
Máy nén khí trục vít không dầu là máy nén khí mà trục vít đầu nén không sử dụng dầu bôi trơn ở vị trí điểm nén của trục vít. Thường thì máy nén trục vít không dầu có áp suất và lưu lượng thấp, do đó máy nén trục vít không dầu thường có nhiều cấp nén, mỗi cấp nén là một đầu nén trục vít. Máy nén khí 2 cấp áp lực có thể đạt 10kgf/cm2 và lưu lượng lên đến 57m3/min

Máy nén không dầu được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực đòi hỏi không được nhiễm dầu trong khí nén như trong lĩnh vực y tế, công nghệ bán dẫn, thực phẩm. Đối với máy nén khí không dầu thì vẫn phải sử dụng các thiết bị lọc và sấy khí, vì cần phải loại bỏ các tạp chất trong môi trường trước khi đưa vào sử dụng. Vì vậy đối với máy nén khí không dầu vẫn sử dụng các thiết bị lọc khí và sấy khí giống như máy nén khí có dầu để có được chất lượng khí đảm bảo”

“Máy nén khí trục vít có dầu
Máy nén trục vít có dầu, đầu nén trục vít của máy nén được bơm ngập dầu khi hoạt động, dầu hỗ trợ bôi trơn, làm mát, làm kín khi nén không khí. Dầu được tách ra khỏi khí nén khi qua bộ tách dầu, làm mát và lọc lại trước khi bơm lại vào trục vít. Nhưng khí nén khi ra nén khỏi máy nén vẫn bị nhiễm dầu trong trong khí nén. Để khắc phục và hạn chế vấn đề này thì phải dùng các bộ lọc khí trên đường ống khí nén để làm ngưng tụ dầu nhiễm trong khí nén và thải bỏ ra ngoài khói hệ thống khí nén
Máy nén khí trục vít có dầu được sử dụng trong các lĩnh vực chấp nhận khí nén nhiễm dầu ở mức độ thấp, như các lĩnh vực cơ khí, dụng cụ cầm tay, ráp ráp máy móc, ô tô”